Trước nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng được nhiều công ty giới thiệu và tiếp thị là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như một dược phẩm. Những thực phẩm chức năng này được đẩy giá lên cao, người bệnh đâm ra nghi ngờ, thậm chí hiểu lầm không tốt.
Vậy thực phẩm chức năng là gì? Khác biệt với thuốc ra sao? Và có cần thiết để nâng cao sức khỏe?

𝐊𝐡á𝐜 𝐛𝐢ệ𝐭 𝐠𝐢ữ𝐚 𝐭𝐡𝐮ố𝐜 𝐯à 𝐭𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦:


𝐓𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜𝐡ứ𝐜 𝐧ă𝐧𝐠 𝐥à 𝐠ì?


𝐑𝐚𝐧𝐡 𝐠𝐢ớ𝐢 𝐠𝐢ữ𝐚 𝐭𝐡𝐮ố𝐜 𝐯à 𝐭𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜𝐡ứ𝐜 𝐧ă𝐧𝐠
𝐍𝐠𝐮ồ𝐧 𝐠ố𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐭𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜𝐡ứ𝐜 𝐧ă𝐧𝐠 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐥à:
(1) Các thực phẩm có chứa những yếu tố có lợi với hàm lượng lớn, ví dụ: Dầu gan cá có chứa nhiều axít béo omega 3; cà rốt, gấc, cà chua có nhiều vitamin A; Rau quả, bí bầu..có có hàm lượng chất xơ cao giúp chống béo phì, chống tăng cholesterol máu; Hải sản như rong biển có hàm lượng iode rất cao.v.v….
(2) Những thực phẩm tuy có ít hoạt chất, nhưng nhờ công nghệ sinh học người ta “chế biến” thành những thực phẩm chức năng đặc biệt được gọi là thực phẩm thuốc (alicaments, medical foods ) hay dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), các loại thực phẩm chức năng có bổ sung này đúng là nằm giữa ranh giới thức ăn và thuốc chữa bệnh.
𝐓𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜𝐡ứ𝐜 𝐧ă𝐧𝐠 𝐫ấ𝐭 𝐜ầ𝐧 𝐭𝐡𝐢ế𝐭
Theo đúng định nghĩa, thực phẩm chức năng là rất cần thiết, không thể thiếu để hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng ta đã dùng dầu cá, quả gấc để bổ sung vitamin A, dùng men rượu để trợ tiêu hóa, dùng rong biển để phòng bướu giáp địa phương… Tại Việt Nam theo ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng được cấp phép đăng ký và Cục Quản lý dược có các nhóm chuyên gia để đánh giá, giám định trước khi cấp phép, nhiều hãng thực phẩm chức năng trong và ngoài nước hoạt động sôi động nhiều năm nay.
Theo GS.TSKH Nguyễn Tài Lương các nhà khoa học trên thế giới dự báo rằng: Thức ăn cho con người trong thế kỷ XXI sẽ là những thực phẩm chức năng. Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật, cây cỏ…và sử dụng những phương cách kinh nghiệm của phương Đông để hạn chế việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Bên cạnh đó nhờ áp dụng những thành tựu to lớn trong công nghệ sinh học: sinh tổng hợp, công nghệ enzym, công nghệ gien.v.v…con người sẽ sản xuất được những thực phẩm chức năng cụ thể cho từng cá nhân, từng căn bệnh, có thể nói thức ăn bây giờ cũng chính là vị thuốc để bảo vệ sức khỏe.
Người ta dự kiến đến năm 2010 thị trường thực phẩm chức năng trên thế giới đạt khoảng 800 tỷ đô-la gấp 14 lần năm 2007; riêng thị trường châu Á chiếm khoảng 120 tỷ đô-la. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những nghiên cứu và sản xuất bước đầu, ví dụ các sản phẩm từ cây lô hội, trái nhàu, trà gừng, rong biển, quả gấc, củ nghệ .v.v… đã cho những kết quả khích lệ.
𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 đ𝐢ề𝐮 𝐥ư𝐮 ý 𝐤𝐡𝐢 𝐝ù𝐧𝐠 𝐭𝐡ự𝐜 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜𝐡ứ𝐜 𝐧ă𝐧𝐠

Hai vấn đề “nổi cộm” người tiêu dùng cần tỉnh táo nhận định: một là độ tin cậy của thực phẩm chức năng mình chọn và hai là giá cả thị trường và giá trị thật sự của thực phẩm có hợp lý và tương xứng hay không. Dù là triệu phú chắc cũng chẳng có ai vô cớ bỏ số tiền vượt trần “vô lý” để mua những giá trị “ảo tưởng” quá mức cho những sản phẩm từ nha đam (lô hội, long tu), nhàu (noni)…. vốn là những cây lá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.
𝓣𝓱ự𝓬 𝓹𝓱ẩ𝓶 𝓬𝓱ứ𝓬 𝓷ă𝓷𝓰 𝓻ấ𝓽 𝓬ầ𝓷 để 𝓹𝓱ò𝓷𝓰 𝓷𝓰ừ𝓪 𝓿à 𝓬𝓱ữ𝓪 𝓫ệ𝓷𝓱, 𝓷𝓱ư𝓷𝓰 𝓷ó 𝓴𝓱ô𝓷𝓰 𝓽𝓱ể 𝓽𝓱𝓪𝔂 𝓽𝓱ế 𝓽𝓱𝓾ố𝓬 .
TS.BS Trần Bá Thoại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng