Các dấu hiệu về bệnh THẬN

  1. Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là tiểu đêm; Lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường; Nước tiểu có thể thấy bọt hay bong bóng; Cảm giác căng tức hay đi tiểu buốt; Đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu,…
  2. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Khi thận hỏng, lượng hormone erythropoietin tạo máu sẽ ít hơn, gây mệt mỏi, kém tập trung kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đôi lúc bị chuột rút,…
  3. Đau lưng: Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường xuyên ngay phía dưới khung xương sườn, có thể được cảm giác đau lan ra phía trước vùng chậu hoặc vùng hông.

Lưu ý: Đau lưng do suy thận đi kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, sốt và đi tiểu thường xuyên. Đau lưng cơ năng bình thường không có mối tương quan với thận, cơn đau khu trú và xảy ra đột ngột, không kèm theo sốt. Nếu bạn tiếp tục bị đau lưng, sử dụng thuốc giảm đau không hiệu quả, cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

  1. Khó thở: Mối liên quan giữa bệnh thận và khó thở, đặc biệt sau vận động gắng sức liên quan đến hai cơ chế.Đầu tiên, cơ thể ứ dịch (vì thận lọc không hiệu quả) và làm kém hoạt động của phổi (ứ dịch phế nang). Thứ hai, thiếu hồng cầu làm giảm sự vận chuyển lượng oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở.

Cảnh báo: Có nhiều lý do gây khó thở  vì nhiều nguyên nhân như suy thận, hen suyễn, ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu nhận thấy rằng cơ thể liên tục hết hơi sau khi vận động thể chất, nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

  1. Sưng/phù ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay: Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt; Sưng phù ở cả hai chân, đặc biệt là cổ tay, bàn chân. Hai bên tay, bắt đầu từ khủy tay cxung bị sưng phù; Sưng phù kèm theo tấy đỏ nhẹ,…

Chức năng thận kém sẽ không loại bỏ được hết lượng chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc natri bị giữ lại trong cơ thể khiến ứ dịch và gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. Phù nề các chi dưới cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.

Cảnh báo: Đôi khi dùng thuốc, giảm lượng muối và lọc máu có thể giúp thuyên giảm tình trạng trên.

  1. Chuột rút: Tình trạng này khiến các cơ co thắt đột ngột, làm đau nhức bắp chân và gây khó khăn trong việc di chuyển. Nếu tần suất bị chuột rút tăng lên hoặc gây đau đơn nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ.

Phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn gairn sau:

  • Uống đủ 1.5 lít nước/ngày, tốt nhất là chọn nước khaosng giàu muối khoáng.
  • Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh để không bị thiếu kali, magie hay canxi.
  • Hạn chế dùng thuốc lá, rượu, trà, cà phê.
  • Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.
  1. Bọng mắt: Dấu hiệu sớm cho thấy thận bị tổn thương là sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Bọng mắt xung quanh mắt có thể được giải thích do thận thải một lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ lại trong máu và phân phối khắp cơ thể. Mất protein làm giảm áp lực keo của máu và gây ra phù.

Lưu ý: Nếu chắc chắn rằng cơ thể đang nhận đủ chất béo và protein, nhưng nếu bọng mắt quanh mắt không thuyên giảm, hãy nhớ sắp xếp cuộc gặp với bác sĩ.

  1. Da khô kèm theo ngứa ngáy – Triệu chứng ngứa, phát ban ở da: Điều này xảy ra là do khi bị thận bị suy, sự tích tụ các chất thải trong máu gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.

Thận khỏe mạnh thực hiện các công việc là loại bỏ chất thải và một số chất dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu thận hoạt động chưa thực sự tốt để duy trì sự cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng, điều này có thể dẫn đến bệnh xương và thận.

Cảnh báo: Nếu  da khô và ngứa, hãy cố gắng uống nước nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị ngứa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc chứa thành phần có khả năng làm tình trạng suy thận trở nên trầm trọng hơn.

  1. Ở nữ giới: Rất sợ lạnh, tăng cân, rụng tóc nhiều, mắt thâm mọng, lạnh nhạt với “chuyện chăn gối”,…

Ở nam giới: Hay bị rùng mình, tay chân lạnh, suy giảm khả năng sinh lý, ù tai, lở miệng, sợ ánh nắng.

Suy thận, Các biến chứng tiềm ẩn:

  • Gây giữ nước, huyết áp cao hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi);
  • Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali trong máu), có thể làm giảm khả năng hoạt đồng của tim và đe dọa tính mạng.
  • Bệnh tim và mạch máu (tim mạch)
  • Làm xương yếu dần, tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương dễ gãy.
  • Giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.
  • Gây thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
  • Biến chứng nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.
  • Thiệt hại không thể đảo ngược (bệnh thận giai đoạn cuối), cuối cùng cần phải chạy thận hoặc ghép thận để sống sót.
8 Nguyên tắc vàng Bảo vệ Thận:

Ø  Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động. …

Ø  Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu. …

Ø  Theo dõi huyết áp. …

Ø  Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý …

Ø  Uống đủ nước hằng ngày. …

Ø  Không hút thuốc. …

Ø  Không dùng thường xuyên các thuốc không kê đơn. …

Ø  Định kỳ kiểm tra chức năng thận.

LỜI KHUYÊN:

Ø  Nếu có những hiện tượng trên nên uống SÂM NHUNG BỔ THẬN.

Ø  Uống liên tục trong 6 tháng và ngưng 3 tháng. Sau đó quay trở lại uống tiếp.

Ø  Nên uống sau khi ăn 30 phút

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903515148