TINH DẦU THẢO DƯỢC MẬT GẤU SAKURA OKINAWOA

Thời tiết thay đổi, không khí se lạnh, xương khớp đau nhức. Đặc biệt, anh chị bước qua độ trung niên hệ thần kinh, cơ, khớp, cột sống,.. thường xuyên đau buốt, tê nhức. Làm sao khắc phục được tình trạng trên khi triệu chứng đau buốt, tê nhức xương khớp ngày một không thuyên giảm mà không dùng đến thuốc uống. TINH DẦU THẢO DƯỢC MẬT GẤU SAKURA OKINAWOA giúp giải quyết các vấn đề bạn đang gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đặc điểm, tác dụng của các loài thảo dược độc đáo này.

1/ Mật gấu Sakura:

  • Tên khác: Cây mật gấu Nam, cây lá đắng
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum
  • Họ: Cúc (Asteraceae)
  • Tác dụng: cây mật gấu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, cây mật gấu (hay còn có tên là cây lá đắng) được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…

2/ Dây đau xương:

  • Tên khác: Cây Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, Cây đau xương, Khau năng cấp ( có nghĩa là làm cho xương cốt chắc khoẻ)
  • Tên khoa học: Tinospora sinensis (L.) Merr
  • Họ: họ Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tác dụng:

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, giảm cơn đau nhức xương khớp kéo dài.

Hỗ trợ ngăn ngừa  và giảm thiểu các cơn đau do bệnh Gout, bệnh tràn dịch khớp, bệnh loãng xương.

Hỗ trợ giảm các triệu chứng chân tay tê mỏi, đau đớn khi ngồi mãi một tư thế, giảm thiểu các tổn thương tới xương khớp do mang vác vật nặng.

Hỗ trợ giảm đau vai gáy, giảm viêm sưng xương khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, phong tê thấp.

  • Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp.

3/ Sói rừng:

  • Tên khác: sói rừng, sói láng, sói nhẵn, thảo san hô…
  • Tên khoa học: Sarcandra glabra
  • Họ: hoa sói (Chloranthaceae)
  • Tác dụng: cây sói rừng có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Đồng thời giúp giải nhiệt, tiêu độc, chống viêm, bảo vệ gan và tăng tuần hoàn máu. Một số tài liệu còn cho rằng sói rừng có tác dụng giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về điều này.

Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị đắng, tính ấm và rất giàu dược tính. Tác dụng chủ yếu là giảm đau, tiêu viêm, giải độc, khu phong trừ thấp và hoạt huyết. Toàn bộ cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cụ thể, dân gian thường dùng rễ của cây để ngâm rượu uống giúp chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống để trị bệnh lao hoặc đem ngâm rượu để xoa bóp cho người bị phong thấp, đau nhức xương hoặc bị gout. Ngoài ra cây còn được sử dụng để chữa mụn nhọt, đau lưng.

4/ Cẩu tích:

  • Tên khác: Kim mao cẩu tích, rễ lông Cu li
  • Tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm
  • Họ: họ Kim mao (Dicksoniaceae).
  • Tác dụng: Bổ can thận, mạnh gân xương lưng gối, trừ phong thấp. Trị chứng thận hư, đau lưng, cứng cột sống, tiểu tiện khó cầm, khí hư, bạch đới.

5/ Thiên niên kiện:

  • Tên khác: Sơn thục.
  • Tên khoa học: Homalomena affaromatica Roxb
  • Họ: Họ Ráy (Araceae)
  • Tác dụng: Mạnh gân cốt, trừ phong thấp, tiêu sưng và chỉ thống.
  • Chủ trị: Phong thấp có các biểu hiện như tê cứng chân, đau lưng mỏi gối, lạnh khớp,…

6/ Gừng gió:

  • Tên khác: Cây Gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại.
  • Tên khoa học: Zingber zerumbert sm
  • Họ: họ gừng Zinbiberaceae
  • Tác dụng: Gừng gió có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy.

7/ Hoa hồi:

  • Tên khác: Đại hồi,  Đại hồi hương còn gọi là Bát giác hồi hương
  • Tên khoa học: lllicium verum Hook. f et Thoms.
  •  Họ: thuộc họ Hồi – llliciaceae.
  • Tác dụng: Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn.

8/ Quế:

  • Tên khác: Quế, Quế đơn, Quế bì, Ngọc thụ
  • Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl
  • Họ: họ Long lão – Lauraceae.
  • Tác dụng: Ðau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy.Choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân. Ho hen, đau khớp và đau lưng. Bế kinh, thống kinh. Huyết áp cao, tê cóng.

9/ Ngải cứu:

  • Tên khác: Cỏ linh ti (Thái), quá sú (H’mông), nhả ngải (tiếng Tày), ngải diệp, thuốc cứu
  • Tên khoa học:  Artemisia vulgaris
  • Họ: Cúc (Asteraceae)
  • Tác dụng: Giúp cầm máu, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh, phòng ngừa ung thư, giúp sơ cứu vết thương, giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp,điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, chữa viêm họng, điều trị suy nhược cơ thể, giảm cân, giảm mỡ bụng, làm sáng da, trị mụn, chữa mẩn ngứa, rôm sảy, hỗ trợ lưu thông máu não

Tất cả các dược liệu quý trên được kết hợp trong TINH DẦU THẢO DƯỢC MẬT GẤU SAKURA OKINAWOA giúp giảm

  • Đau mạn tính liên quan đến cột sống và thần kinh, cơ, khớp.
  • Các bệnh về: viêm xương, bong gân, thấp khớp, đau thần kinh tọa, đau cột sống, Nhức mỏi cơ bắp, đau đầu, nhức vai, đau lưng và chấn thương do vận động.
  • Triệu chứng tê buốt chân tay, tê bì và rối loạn cảm giác.
  • Các trường hợp sưng đau, tụ máu, bầm tím do chấn thương cơ khớp.
  • Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
  • Các trường hợp cảm mạo, cảm gió, cảm lạnh, hay do thay đổi thời tiết, nghẹt mũi, chóng mặt, say tàu xe, nhức đầu, nhức mỏi cơ bắp, đau mỏi toàn thân, trẹo cổ, mỏi gáy, các trường hợp sưng tấy mình mẩy, ngứa do vết thương côn trùng đốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903515148